Tiếng Anh chuyên ngành liên quan đến đèn pin



Tailcap Switch: Công tắc đuôi đèn.


Side Switch: Công tắc thân đèn.


Battery: Pin, có thể sạc được hoặc không sạc được.


Lanyard: Dây đeo kèm theo đèn, có thể để treo đèn lên móc hoặc lồng vào cổ tay khi dùng tránh rơi


Holster: Bao đựng đèn


Beamshot: Là hình ảnh ta thấy khi bật đèn chiếu ra môi trường. Bạn có thể tham khảo một bài review đèn với test beamshot tại ĐÂY


Hotspot: vùng sáng trung tâm của beamshot


Corona: Vùng sáng kề vùng sáng trung tâm beamshot


Sidespill: Vùng sáng rìa ngoài cùng của beamshot


Throw: Chỉ khả năng chiếu xa của đèn


Flood: Chỉ khả năng chiếu rộng của đèn


Artifact: Chỉ nhiễu sáng của beamshot


Mòi các bạn tham khảo thêm tại ĐÂY


ANSI/NEMA FL-1: Chuẩn công nghiệp do American National Standards Institute (ANSI) và National Electrical Manufacturers Association (NEMA) đưa ra để đánh giá đèn pin.


Runtime: Khoảng thời gian hoạt động của đèn pin ở một mức sáng nào đó (tất nhiên trước khi nó drop xuống mức sáng thấp hơn – mặc định thường là 10%).


Lumen (lm): Đơn vị đo tổng lượng sáng phát ra từ một nguồn.


Candela (cd): Đơn vị đo cường độ ánh sáng. Một nguồn sáng 1 candela sẽ phát ra 1 lumen trên một diện tích 1 mét vuông tại một khoảng cách một mét kể từ tâm nguồn sáng.


Lux (lx): là đơn vị liên quan đến Lumen nhưng tính đến tham số diện tích. 1 lx = 1 lm/m2


Để dễ hiểu ta có thể xem hình dưới đây. Chuyên sâu hơn mời các bạn tham khảo wikipedia


AR coating: anti-reflective coating – lớp chống phản quang, phủ lên mặt kính của đènpin, giúp nhiều ánh sáng đi xuyên qua, không bị phản xạ lại.


Bezel: vùng đầu đèn pin, thường thiết kế chắc chắc hoặc có răng cưa để chống va đập hoặc dùng để tự vệ


Water Resistance: đo bằng IP (chống nước, chống bụi) hoặc IPX (chống nước). Nên tham khảo tại ĐÂY


BLF: Budget Light Forum Diễn đàn lớn về đèn pin


CPF: Candle Power Forums Diễn đàn lớn về đèn pin


CC/CV: CC = Constant Current (cố định dòng điện), CV = Constant Voltage (cố định điện áp). Đây là thuật toán thường dùng để sạc pin Li-ion


dV/dt = Delta Voltage / Delta Time (read: Change in voltage / Change in time). Hơi toán học một chút nhưng bạn có thể hiểu đây là thuật toán thường dùng để sạc pin NiMH


Có thể tham khảo thêm tại ĐÂY


Throw / Beam Distance: Khoảng cách chiếu xa của đèn pin, công thứ đo như dưới đây


Color Temperature: Nhiệt độ màu là cách để ánh sáng thể hiện màu sắc khi chúng phát ra dưới bóng đèn. Nó được đo bằng đơn vị Kelvin (K) và có khoảng giá trị từ 1.000 đến 100.000.


CW/NW: Cool White, Neutral White – anh sáng trắng và ánh sáng (vàng) tự nhiên.


Để rõ thêm nhiệt độ màu và ánh sáng Cool White / Neutral White mời bạn đọc tại ĐÂY


Candle mode: Đèn pin có thể đặt đứng thẳng như một cây nến.


Orange Peel Reflector (OP): chóa sần, cho beamshot tỏa đều


Smooth Reflector (SMO): chóa nhẵn, cho beamshot chiếu xa


Lens: Mặt kính của đèn pin


Reflector: chóa của đèn pin


TIR lens: Total Internal Reflector: chóa đèn “đặc” kiêm luôn cả lens.


Aspheric lens: chóa thấu kính


Để hiểu rõ hơn xin tham khảo tại ĐÂY


CRI: color rendering index – chỉ số hoàn màu. Chỉ số CRI là thước đo định lượng về khả năng của nguồn sáng tiết lộ màu sắc của các vật thể khác nhau một cách trung thực so với nguồn sáng lý tưởng hoặc ánh sáng tự nhiên. CRI càng cao càng tốt. Điểm hoàn màu cao nhất là 100 điểm. Đèn LED trung bình có độ hoàn màu khoảng 80 điểm, một số bóng LED cho độ hoàn màu cao lên đến 98 điểm


die: phần của bóng LED sản sinh ra ánh sáng, nó thường được bọc một lớp dome trong suốt bên ngoài


dome: phần silicon bọc bên ngoài bóng LED


de-dome: tách bỏ phần dome của bóng LED, tăng hiệu năng. Việc này thường được dân chơi đèn tự làm.


Diffuser: tản sáng cho đèn. Thường cây đèn pin sẽ chiếu rọi xa, muốn sử dụng nó chiếu tỏa cả một căn phòng, tản sáng sẽ được sử dụng

Filter Adapter: Bộ lọc sáng bọc vào đầu đèn cho ánh sáng mong muốn như đò, xanh…


Traffic Wand: Bộ tản sáng bọc vào đầu đèn pin biến đèn thành một cây gậy điều tiết giao thông


Remote Control: Điều khiển từ xa cho đèn, thường là có dây. Thường dùng trong đèn pin gắn súng. Đèn gắn lên nòng súng còn điều khiển từ xa gắn vào báng súng, tiện để người dùng tắt bật đèn.

Driver: mạch điện điều khiển đèn, nằm giữa pin và bóng LED


Mechanical Switch: Công tắc cơ – thường bấm vào nghe tiếng tạch nhẹ, ngắt, nối điện một cách vật lý


Electric switch: Công tắc điện, thường bấm vào không phát ra tiếng động hoặc tiếng động rất nhỏ. Công tắc này đóng mở mạch điện bằng mạch điều khiển điện tử bên trong.


Forward Clicky: Công tắc đèn pin với cơ chế khi bấm một nửa (partially depressed – half press), sau đó bấm hẳn vào (fully depressed) để cố định mức sáng. Công tắc này thường dùng để bật đèn lên bằng cách bấm một nửa, sau đó buông ra đèn sẽ tắt. Forward clicky cũng được sử dụng để đổi mức sáng đèn bằng cách partially depressed đến khi đèn đạt mức sáng vừa ý thì fully depressed


Reserve Clicky: Công tắc đèn pin với cơ chế bấm fully depressed, buông ra, đèn sẽ bật sáng. Khi đèn sáng rồi thì half-press để tắt đèn hoặc/và đổi mức sáng.


SF: thường dùng ám chỉ Surefire, hãng đèn pin chuyên làm đèn pin chiến thuật của Mỹ


twisty: Công tắc xoay – hoạt động trên cơ chế xoay cổ đèn hoặc đuôi đèn, đóng mở mạch điện để bật/tắt hoặc đổi mức sáng đèn


UI: User interface – giao diện sử dụng đèn pin, cách thức mà người sử dụng bấm công tắc, xoay cổ đèn… để điều khiển đèn pin


Custom: Đèn được sản xuất, độ “thủ công” số lượng ít


CREE: hãng sản xuất bóng LED của Mỹ. Bóng LED CREE nổi tiếng và phổ biến nhất trong thị trường đèn pin bởi hiệu suất cao, tiết kiệm pin. Nói chung CREE vượt trội so với những hãng còn lại trong mảng đèn pin. Bạn nên tham khảo bài tại ĐÂY và ĐÂY


Eneloop: Thương hiệu pin sạc NiMH của Sanyo, được Panasonic mua lại. Hiện Eneloop là thương hiệu hàng đầu trong linh vực pin sạc NiMH. Eneloop siêu bền, chất lượng số 1, các đối thủ như Enegizer, Duracell kém rất xa.


Smart Charger: Thường dùng để chỉ sạc thông minh. Một sạc thông minh cơ bản nhất là có cơ chế tự ngắt khi pin đầy. Ngoài ra còn nhiều tính năng thông minh mà các hãng đưa vào bộ sạc như khả năng tự xả, chống quá nhiệt, test pin…


HA: hard anodized – lớp mạ nhôm rất bền bên ngoài bề mặt hợp kim nhôm, giúp đèn pin chống ăn mòn, chống chầy xước, mài mòn tốt hơn. Xem thêm tại ĐÂY.


EDC: Every day carry – vật mang theo hàng ngày như đèn pin, dao đa năng, bật lửa, bút… Thường những đèn pin thuộc phân khúc EDC sẽ có kích thước nhỏ, mức sáng vừa phải, tiện dụng hàng ngày.

HID: High-Intensity Discharge, một kiểu bóng chiếu sáng giống đèn Neon. Sẽ có một bóng đèn kín chứa đầy khí và điện cực ở mỗi đầu và một dòng điện chạy ngang qua. Đèn pha HID thực chất sử dụng hỗn hợp kim loại – halide và chỉ dựa vào khí xenon trong thời gian khởi động. Một trong những vấn đề chính của đèn HID là thời gian cần để hỗn hợp khí bên trong đạt tới nhiệt độ hoạt động và tỏa ánh sáng cường độ mạnh.


LED  light-emitting diode. Nguyên lý làm việc của đèn LED tương đối phức tạp, nhưng có thể hình dung như sau: các electron âm chuyển động quanh các “lỗ” tích điện dương thông qua một chất bán dẫn. Khi một electron tự do rơi vào lỗ có mức năng lượng thấp hơn, nó sẽ giải phóng năng lượng dưới dạng photon (phần nhỏ nhất của ánh sáng) trong một quá trình được gọi là điện phát.


IMR, ICR, NCR, INR: các loại pin theo công nghệ khác nhau trong đó: I = lithium, C = cobalt, M = manganese, N = nickel, F = iron, R = round/cylindrical. Để biết thêm chi tiết mời đọc tại ĐÂY


mAh: dùng để chỉ dung lượng pin, đây là sản khoảng thời gian để pin xả ra 1000mA trong một giờ. Thời lượng pin này cũng tương đương với việc sản sinh ra 500mA trong hai giờ


LSD: Low self discharge – pin NiMh để lâu sẽ bị tự xả cạn dung lượng, pin LSD hạn chế được vấn đề này. Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là tự xả thấp.


O-ring: một doăng cao su tròn dùng để nêm khi lắp đèn pin nhằm ngăn chặn bụi hoặc nước lọt vào bên trong đèn pin


PWM: Pulse Width Modulation – một kỹ thuật dùng để điều chỉnh sáng của đèn. Để hiểu thêm về PWM, mời đọc bài NÀY


Regulator: Kỹ thuật ổn định công suất đèn để cho sản lượng sáng ổn định dù pin dần cạn. Trên các đèn pin rẻ tiền không có chức năng này thì thường đèn sẽ tối dần khi pin cạn.


Tactical: Chỉ đèn pin dùng trong lĩnh vực quân sự, tự vệ, chiến đấu. Hãng đèn Surefire, Elzetta Mỹ nổi tiếng trong lĩnh vực này. Đèn pin tactical thường thiết kế đơn giản, ít mức sáng, tin cậy để sử dụng với súng.


PCB: printed circuit board – Mạch in điện tử hay còn gọi là mạch điện tử


Protected LiIon Battery: mạch bảo vệ pin Li-ion, bạn có thể xem thêm tại ĐÂY


Unprotected: Là viên pin không có mạch bảo vệ.


Memory: Nhớ mức sáng cuối – khi đèn ở mức sáng nào đó, ta tắt đi, khi bật lên đèn sẽ sáng đùng mức sáng đó.


Memory: Cũng có thể liên quan đến pin NiCD, khi xả pin không cạn hoặc sạc pin không đầy, pin sẽ tưởng rằng dung lượng khi ngừng sạc là dung lượng lớn nhất và dung lượng khi ngừng xả là dung lượng nhỏ nhất. Điều này khiến pin giảm tuổi thọ


Turbo: mức sáng nhất của đèn pin, thường chỉ sáng trong 30 giây đến 2 phút


High: mức sáng cao của đèn pin


Low: mức sáng thấp của đèn pin


Moonlight: mức sáng cực thấp của đèn pin, chỉ khoảng 1-5 lumens, đảm bảo cho đèn hoạt động lâu, lên đến cả 10 ngày


Strobe: mức nháy của đèn, thường được dùng để báo hiệu từ xa hoặc sử dụng như trong chiến đấu, chiếu sang để áp chế đối phương.


Beacon mode: chức năng phát sáng yếu sau khoảng 3-10 giây giúp người sử dụng tìm được đèn pin trong bóng tối nhưng không gây tốn nhiều pin. Beacon mode có thể phát sáng trên LED phụ thân đèn, nhưng một số hãng đưa chức năng này vào bóng LED chính, chu phép ở xa có thể định vị được người cầm đèn pin


UV light, Red light, Green light, Blue Light: Các kiểu led màu cho đèn pin, mời tham khảo tại ĐÂY


Noise: Hiên tượng bật đèn pin lên nghe tiếng xè xè  nhỏ. Một số đèn pin thiết kế không tốt, sẽ có hiện tượng này, dù nó không ảnh hưởng đến chất lượng đèn nhưng sẽ gây khó chịu khi sử dụng


SOS: Chức năng nháy theo mã Morse code thể hiện chữ SOS có nghĩa là cấp cứu


Instant on: Truy cập nhanh vào một chức năng nào đó như mức sáng Turbo, mức nháy hoặc UV


Gun mount: Ngàm để gắn đèn pin vào súng

Nguồn: https://blogdenpin.com/tieng-anh-chuyen-nganh-lien-quan-den-den-pin-ban-nen-biet/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tư vấn chọn mua đèn pin đội đầu led

CÁC ĐÈN PIN MINI TỐT NHẤT ĐỂ CUỘC SỐNG MỖI NGÀY DỄ DÀNG HƠN

Tại sao nên mua đèn pin có thể điều chỉnh tiêu cự?